Mình rất ít khi viết bài và chia sẻ quan điểm.
Tuy nhiên với kinh nghiệm làm tài chính 15 năm và một khoảng thời gian theo dõi những diễn biến về BĐS thị trường VNam, mình có một chút ý kiến cá nhân sau:
1. Thực trạng BĐS vn: Giá bất động sản tại HN và một số tỉnh vn đã tăng rất nóng trong khoảng thời gian 1 năm vừa qua. Giá trung bình đã tăng khoảng 30-60%. Có những nơi còn tăng nóng 100% so với giá bds cách đây vài năm. Nhiều bài báo cũng đã viết giá bds tại vn đang cao ngang với một số nước phát triển. Bản thân mình cũng có dịp nghiên cứu bds tại nước ngoài và thấy rằng bds vn đã ngang và thậm chí còn cao hơn bds một số nước châu âu.
2. So sánh bds vn và các nước: Đối với một số các nước, cơ sở tăng giá bds sẽ phụ thuộc vào nhu cầu người dân, thu nhập bình quân/ đầu người tăng trưởng hàng năm. Mức tăng trung bình khoảng 5-6%/năm…chính sách của nhà nước, lãi suất ngân hàng… Tuy nhiên so với tình hình việtnam thì hoàn toàn bất hợp lý (thu nhập người dân, tăng trưởng kinh tế)
3. Tâm lý đám đông: Tâm lý người dân vietnam còn kiểu hội chứng Fomo (cái này thể hiện rất rõ trong nhiều việc). Tức là kiểu khi thị trường tăng nóng một sản phẩm gì đó, người dân có tâm lý mua bằng mọi giá vì sợ mất phần, sợ giá còn tăng nữa. Lúc thị trường đi xuống thì lại bán bằng mọi giá vì sợ thị trường sập. Đây cũng là tâm lý chung của nhiều người(tâm lý đám đông).
4. Dòng tiền hiện tại: thời điểm hiện tại rất nhiều các doanh nghiệp đều gặp khó trong kinh doanh. Ai làm dn sẽ cảm nhận rõ điều đó. Các đơn hàng, hợp đồng đều chững lại. Ngân hàng mặc dù hạ lãi suất xuống mức thấp nhưng dòng tiền không chảy được vào kinh doanh vì các doanh nghiệp không hấp thụ được. Vì vậy dòng tiền đã chảy sang mảng bdsan để tìm kiếm lợi nhuận và tạo ra một cơn sóng thần khá lớn mà ko ai nghĩ tới. Tuy nhiên, Khi dòng tiền lớn rút đi (hoạt động kd tốt trở lại, lãi suất bank lên cao, tay to chốt xong hàng), lúc đó những người dùng đòn bẩy tài chính cao để mua bds sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đây là điểm quan trọng dành cho những ai có ý định mua bds dùng đòn bẩy tài chính.
5. Game của nhà cái: Tất nhiên những ông lớn bds luôn muốn bdsan neo ở mức cao để bảng hàng những dự án sau còn phải cao hơn dự án trc thì mới hấp dẫn người mua. Đó cũng là lý do mà chúng ta gặp rất nhiều dự án mà cư dân về ở rất ít, thậm chí chưa cả xây nhưng vẫn thu hút nhà đầu tư vì giá của dự án sau luôn cao hơn dự án trước. Đại loại như kiểu việc của các bạn là đưa tiền cho tôi, còn lại việc tăng giá là việc của tôi.
6. Đôi lời: có thể bds tăng giá sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy vui vì tài sản của ta tăng theo. Tuy nhiên nếu nhìn ở một khía cạnh nào đó thì lại là câu chuyện buồn. Buồn vì sức lao động của chúng ta đã ngày một trở lên rẻ. Như một số nước tôi qua, so với thu nhập bình quân của người dân, họ chỉ mất 10 năm để sở hữu được 1 bdsan tầm trung. Tuy nhiên tại vnam hiện tại, để sở hữu bdsan có khi phải tính bằng thu nhập cả đời người! Cả đời đi làm chỉ để mua được 1 căn nhà để ở. Điều đó có đáng buồn không? Nó là hệ luỵ cho cả nền kinh tế cũng như thế hệ trẻ mai sau, sẽ có một lớp thế hệ không cần nỗ lực cống hiến, không tích luỹ vì đối với họ mua bds là điều ko thể.
Tóm lại tại thời điểm này ai mua BĐS nên tỉnh táo. Trước khi xuống tiền nên note lại một số điểm:
– Mục đích mua để ở hay đầu tư
– Vốn của mình tham gia vào phương án bao nhiêu, có dùng đòn bẩy không? Đối với người dùng đòn bẩy mà thu nhập không cao thì phải tính thật kỹ
– Bdsan đó đã tăng so với thời điểm trước đó bao nhiêu %. Tránh tâm lý fomo mắc kẹt, nghe theo dụ dỗ của môi giới.
Trên đây là một chút ý kiến cá nhân của mình, hi vọng có thể giúp đỡ cho mọi người!
Nguồn Nguyễn Tiến Duy – Đăng trong Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá
cảm ơn tác giả, chia sẻ rất hay. Mình k thể đọc nó ở đâu được