Bài trước hơi dài, nên em chưa nói về cách thức đáo hạn ngân hàng thời kỳ đó.
Thuật lại để ae biết thông tin thời kỳ đó.
Hồi đó có dịch vụ chuyên đáo hạn bank, thường thì phí cũng cao cho 1-5 ngày.
Nghĩa là khoản vay đến hạn của ngân hàng, mà ae bds chưa bán được nhà (thường ae ôm nhiều căn), thì tìm cách đáo hạn.
Ae sẽ tìm đến vay tín dụng ngoài, và các dịch vụ đáo hạn, vay tiền từ đó để thanh toán cho bank (có hợp đồng vay viết tay).
Giai đoạn đầu thì suôn sẻ, ra ngân hàng dùng tiền từ ae dịch vụ thanh toán các khoản nợ + lãi đã vay cho ngân hàng, như vậy là tất toán xong cho ngân hàng.
Sau đó nhân viên ngân hàng làm hợp đồng cho vay tiếp (lobby), và ngân hàng tiếp tục giải ngân ngay trong ngày hoặc hôm sau.
Tiếp đó Ae rút tiền từ bank trả bên cho bên dịch vụ.
Dịch vụ này hồi đó phát triển mạnh, (sau đó nhiều ae cũng vỡ)
Thời gian cầm cự của ae bds phụ thuộc vào phương thức đáo hạn này, do hồi đó hầu như ko thoát được hàng.
Sau những cách đáo hạn như vậy thì mới đến kịch tính, và là 1 trong nhưng yếu tố chủ chốt góp phần bds đóng băng thời đó.
Vẫn cách đáo hạn như trên, phí % cao hơn chút cho dịch vụ. Vẫn ra ngân hàng đáo hạn, và được làm cái hợp đồng vay tiếp (sẽ dùng tiền vay đó trả bên dịch vụ)…
Nhưng… lần này khác, đợi vài hôm ko thấy banks giải ngân, ae hỏi nhau mới biết ai cũng bị vậy.
Thời gian này các ngân hàng thấy tình hình bds có chiều hướng ko tốt, nợ xấu tăng…
Nên có chính sách tất các khoản đáo hạn xong, đều bị ngừng giải ngân.
Ko vay được banks tiếp, ko bán được bds thì ko có tiền trả bên dịch vụ.
Để tránh phá sản ae tìm cách vay ngoài (ls cao) để trả cho dv, và vòng xoáy vay chỗ này trả chỗ kia bắt đầu.
Càng cố thì càng xoay, nợ chạy vòng quanh, vay chỗ nào vay được để trả các khoản vay ngoài.
Bác nào ở thời kỳ đó chắc biết, nhiều người ko làm bds cũng bị cuốn vào vòng tín dụng đó.
Nhiều bác vay ae, họ hàng, người quen… lãi suất thấp (cao hơn banks) để cho các bên vay ls cao hơn để ăn chênh.
Khi tiền chủ yếu chỉ đưa vào đầu cơ bds, dòng tiền chạy vòng quanh đó, ko đưa vào sx kd, của cải vật chất ko tạo ra được, thì cuối cùng là vỡ.
Năm 2011 sau 1 thời gian phát triển mạnh thì sụp đổ. (Cả bds và Hụi – Họ. Hậu quả rất nặng nề, kéo dài đến nhiều năm.
Các nguyên nhân khách quan như: khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao, chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, thị trường chứng khoán ảm đạm, thị trường bất động sản đóng băng lại chính là nguyên nhân chính của… khủng hoảng tín dụng đen.
Nguyên nhân chủ quan:
Do ngân hàng thẩm định hồ sơ ko chặt chẽ; Thủ tục cho các DN sản xuất thực sự rườm rà, khó tiếp cận vốn (họ vay ngoài). Tạo điều kiện cho các hội: Hụi, họ phát triển.
Chưa kịp thời ngăn chặn cho vay các ngành phi sản xuất (bds, chứng khoán…)
Sau thời kỳ này NHNN ra các quy định chặt chẽ hơn, sát nhập các ngân hàng yếu kém.
Các chính sách tín dụng, tiền tệ được điều chỉnh.
Người dân, dn kinh doanh thực sự được tiếp cận vốn dễ hơn.
Kinh tế từ 2015 dần hồi phục.
Mời ae cafe cuối tuần!
Link bài viết Facebook : https://www.facebook.com/groups/dungmuanhahanoi/posts/1204755020971807
Nguồn : Quyết Bùi – Đăng trên Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá